5x10
Info
Architect: le studio architects
Architect in charge: hoang le
Design team: hoang le, tuan nguyen, dat nguyen, dung pham, duc tran
Completion date: 11/2016
Project area: 50 sqm
Location: duong noi, hanoi, vietnam
Client: private
Photograph: nguyen thai thach
Giai đoạn đầu tiếp xúc dự án, bối cảnh xung quanh của công trình làm tôi suy nghĩ nhiều hơn chính nhiệm vụ thiết kế. Phát triển đô thị ngày nay cho ra đời khá nhiều những khu vực đền bù quy hoạch, giải phóng mặt bằng, như khu đất chúng tôi đang nghiên cứu ở một làng ven đô (thuộc quận Hà Đông ngày nay), đi kèm với nó, bên cạnh diện tích công cộng, công viên, cây xanh thưa thớt chiếm số đông là thể loại nhà lô phố hay nhà ống (gần 100% quy hoạch nhà ở đất phân lô tại khu vực này) loại hình xuất hiện tràn lan, lây nhiễm từ đô thị, nông thôn, đến miền núi, ven biển,…xóa nhòa, ranh giới vùng miền, thẩm mỹ đô thị. Thêm vào đó người dân đa phần xây dựng khá “tự phát” so với các quy định về quy hoạch, đồng thời đa dạng về các hình thức bên ngoài kêt hợp với thị hiếu địa phương. Tốc độ xây dựng nhanh chóng ở đây cũng đóng góp hoàn thiện tổng thể bức tranh này, mức độ “phủ kín” các lô đất tăng từ 25% đến xấp xỉ 60% theo quan sát của chúng tôi trong vòng 1 năm rưỡi từ giai đoạn thăm hiện trạng đến ba tháng sau khi công trình được đưa vào sử dụng.
Đặt trong cảnh quan khu phố như vậy, khi đề xuất phương án cụ thể của ngôi nhà, tôi không nghĩ một kiến trúc đơn lẻ dù ở trạng thái hay hình thể nào có thể góp phần cải thiện cảnh quan ở đây và ngược lại. Việc lấp đầy một lô nhà phố với bất kể kiến trúc nào cũng chỉ làm đẩy nhanh tốc độ “lấm lem” bộ mặt cảnh quan chung. Cá nhân tôi khá thích giai đoạn đầu của dự án khi ranh giới giữa các lô chưa phân định rõ bởi các “hộp nhà” mọc lên, diện tích đất công cộng được tận dụng tạm thời trồng cây ngắn hạn, hài hòa với phần cây cỏ mọc hoang trên các khu đất, mở rộng tầm mắt ra xa các hướng, và chỉ lác đác vài hộp nhà màu xám mọc lên xen kẽ. Với dự án này cả chúng tôi và khách hàng đều chung một lựa chọn về giải pháp hướng nội với mặt tiền khá “phòng thủ” và khép kín, giao tiếp với bên ngoài được tiết chế qua hệ thống cửa rút gọn tập trung hướng nhìn đến không gian cây xanh của quy hoạch tiểu khu là nơi duy nhất chúng tôi cho rằng cần giao tiếp ở đây. Ngay cả ở phần tiếp xúc hạn chế này, các vách ngăn song song vẫn được tổ chức trên mặt tiền, xác định rõ vùng “tiếp xúc”, giảm bớt tầm nhìn từ bên ngoài vào không gian riêng tư trong nhà, đồng thời tạo bóng đổ bản thân ngăn bớt ánh sáng trực tiếp lên bề mặt kính. Ngoại thất công trình có thể đem lại cảm giác “tĩnh”, “nặng” “không cởi mở” như nhận xét của hàng xóm hay một số bạn bè, nhưng khá tương phản với bên trong khá “động”, “nhẹ”, và thông thoáng. Bên cạnh việc tạo lập các yếu tố tương phản giữa bên trong và ngoài công trình, qua dự án thiết kế này chúng tôi mong muốn chia sẻ ngắn gọn một phần nghiên cứu về đặc thù, “tính cách” của các tiểu khu như trên, đồng thời biểu đạt một quan điểm ứng xử trong thiết kế với những bối cảnh các khu phố mới đặc trưng như vậy.
In the first phase of the project, the urban context surrounding the house attracted us more than client’s brief. Speedy urbanization in Hanoi lead to chaos in compensation lands in the suburb, including our project site, which used to be a village in Ha dong province. Beside public space, landscape scattered with recently planted trees, tube houses play a dominant role, appearing as the default housing design from cities to rural, mountainous region or event seaside in Vietnam, blurring boundaries and ease urban aesthetic. Moreover, buildings spontaneously sprout up which have not fully complied with residential urban standards, catering for a variety of tastes and resulted in a mixture of peculiar appearances. Speedy construction is also a major piece of the jigsaw that adds to the complexity of the urban landscape, with houses being built in the area surrounding the project site increasing from twenty-five percent to nearly sixty percent of the total area in the one-and-a-half-year period since we started taking on the task.
Given this context, we believe that not any single type of architectural proposal could improve this surrounding considerably or vice versa. Filling up this row of houses by any normal design can only worsen the urban landscape here. We personally preferred the area in the beginning of the project, when the surrounding areas were yet to be occupied, the space is filled with trees and bushes and the viewpoint was not obscured by yet another tubehouse. However, our young client’s family could be considered as a modern generation, although growing up in a rural area, but pursuing a more contemporary lifestyle with preference for comfortability and privacy. In terms of this project, both client and architects follow an introverted nature, which represents minimal façade, relationship between the inside and the outside is narrowed down to limited rectangle doors, focusing the vantage point to the complex’s landscape which is right opposite the house, considered the exclusively needed issue to interact by both architect and client. Even with this limited connection to the outside world, to emphasize the boundary of the inner sanctuary, a pair of walls was used for not only to ensure privacy, but also to bring shades and prevent direct sunlight hitting the glass façade of the house. The exterior of the house fits well with several keywords like “tranquillity”, “austere”, “restrained”, in contrast with the keywords for the interior including “flexibility”, “light”, “interactive” and “airy”. Through this contrast between the exterior and interior of the building, we ourselves attempt to share our insights into the features and characteristics of these typical “new houses” and also express our vernacular in the design treatment for these new neighbourhoods.
reamore...
Architect in charge: hoang le
Design team: hoang le, tuan nguyen, dat nguyen, dung pham, duc tran
Completion date: 11/2016
Project area: 50 sqm
Location: duong noi, hanoi, vietnam
Client: private
Photograph: nguyen thai thach
Giai đoạn đầu tiếp xúc dự án, bối cảnh xung quanh của công trình làm tôi suy nghĩ nhiều hơn chính nhiệm vụ thiết kế. Phát triển đô thị ngày nay cho ra đời khá nhiều những khu vực đền bù quy hoạch, giải phóng mặt bằng, như khu đất chúng tôi đang nghiên cứu ở một làng ven đô (thuộc quận Hà Đông ngày nay), đi kèm với nó, bên cạnh diện tích công cộng, công viên, cây xanh thưa thớt chiếm số đông là thể loại nhà lô phố hay nhà ống (gần 100% quy hoạch nhà ở đất phân lô tại khu vực này) loại hình xuất hiện tràn lan, lây nhiễm từ đô thị, nông thôn, đến miền núi, ven biển,…xóa nhòa, ranh giới vùng miền, thẩm mỹ đô thị. Thêm vào đó người dân đa phần xây dựng khá “tự phát” so với các quy định về quy hoạch, đồng thời đa dạng về các hình thức bên ngoài kêt hợp với thị hiếu địa phương. Tốc độ xây dựng nhanh chóng ở đây cũng đóng góp hoàn thiện tổng thể bức tranh này, mức độ “phủ kín” các lô đất tăng từ 25% đến xấp xỉ 60% theo quan sát của chúng tôi trong vòng 1 năm rưỡi từ giai đoạn thăm hiện trạng đến ba tháng sau khi công trình được đưa vào sử dụng.
Đặt trong cảnh quan khu phố như vậy, khi đề xuất phương án cụ thể của ngôi nhà, tôi không nghĩ một kiến trúc đơn lẻ dù ở trạng thái hay hình thể nào có thể góp phần cải thiện cảnh quan ở đây và ngược lại. Việc lấp đầy một lô nhà phố với bất kể kiến trúc nào cũng chỉ làm đẩy nhanh tốc độ “lấm lem” bộ mặt cảnh quan chung. Cá nhân tôi khá thích giai đoạn đầu của dự án khi ranh giới giữa các lô chưa phân định rõ bởi các “hộp nhà” mọc lên, diện tích đất công cộng được tận dụng tạm thời trồng cây ngắn hạn, hài hòa với phần cây cỏ mọc hoang trên các khu đất, mở rộng tầm mắt ra xa các hướng, và chỉ lác đác vài hộp nhà màu xám mọc lên xen kẽ. Với dự án này cả chúng tôi và khách hàng đều chung một lựa chọn về giải pháp hướng nội với mặt tiền khá “phòng thủ” và khép kín, giao tiếp với bên ngoài được tiết chế qua hệ thống cửa rút gọn tập trung hướng nhìn đến không gian cây xanh của quy hoạch tiểu khu là nơi duy nhất chúng tôi cho rằng cần giao tiếp ở đây. Ngay cả ở phần tiếp xúc hạn chế này, các vách ngăn song song vẫn được tổ chức trên mặt tiền, xác định rõ vùng “tiếp xúc”, giảm bớt tầm nhìn từ bên ngoài vào không gian riêng tư trong nhà, đồng thời tạo bóng đổ bản thân ngăn bớt ánh sáng trực tiếp lên bề mặt kính. Ngoại thất công trình có thể đem lại cảm giác “tĩnh”, “nặng” “không cởi mở” như nhận xét của hàng xóm hay một số bạn bè, nhưng khá tương phản với bên trong khá “động”, “nhẹ”, và thông thoáng. Bên cạnh việc tạo lập các yếu tố tương phản giữa bên trong và ngoài công trình, qua dự án thiết kế này chúng tôi mong muốn chia sẻ ngắn gọn một phần nghiên cứu về đặc thù, “tính cách” của các tiểu khu như trên, đồng thời biểu đạt một quan điểm ứng xử trong thiết kế với những bối cảnh các khu phố mới đặc trưng như vậy.
In the first phase of the project, the urban context surrounding the house attracted us more than client’s brief. Speedy urbanization in Hanoi lead to chaos in compensation lands in the suburb, including our project site, which used to be a village in Ha dong province. Beside public space, landscape scattered with recently planted trees, tube houses play a dominant role, appearing as the default housing design from cities to rural, mountainous region or event seaside in Vietnam, blurring boundaries and ease urban aesthetic. Moreover, buildings spontaneously sprout up which have not fully complied with residential urban standards, catering for a variety of tastes and resulted in a mixture of peculiar appearances. Speedy construction is also a major piece of the jigsaw that adds to the complexity of the urban landscape, with houses being built in the area surrounding the project site increasing from twenty-five percent to nearly sixty percent of the total area in the one-and-a-half-year period since we started taking on the task.
Given this context, we believe that not any single type of architectural proposal could improve this surrounding considerably or vice versa. Filling up this row of houses by any normal design can only worsen the urban landscape here. We personally preferred the area in the beginning of the project, when the surrounding areas were yet to be occupied, the space is filled with trees and bushes and the viewpoint was not obscured by yet another tubehouse. However, our young client’s family could be considered as a modern generation, although growing up in a rural area, but pursuing a more contemporary lifestyle with preference for comfortability and privacy. In terms of this project, both client and architects follow an introverted nature, which represents minimal façade, relationship between the inside and the outside is narrowed down to limited rectangle doors, focusing the vantage point to the complex’s landscape which is right opposite the house, considered the exclusively needed issue to interact by both architect and client. Even with this limited connection to the outside world, to emphasize the boundary of the inner sanctuary, a pair of walls was used for not only to ensure privacy, but also to bring shades and prevent direct sunlight hitting the glass façade of the house. The exterior of the house fits well with several keywords like “tranquillity”, “austere”, “restrained”, in contrast with the keywords for the interior including “flexibility”, “light”, “interactive” and “airy”. Through this contrast between the exterior and interior of the building, we ourselves attempt to share our insights into the features and characteristics of these typical “new houses” and also express our vernacular in the design treatment for these new neighbourhoods.
reamore...